GS Nguyễn Đình Đức sáng lập ngành mới: Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật Xây dựng – Giao thông tại Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN

Vừa là Giám đốc Chương trình Kỹ thuật hạ tầng của Trường Đại học Việt Nhật và Trưởng Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến của trường Đại học Công nghệ, GS Nguyễn Đình Đức đã xây dựng Đề án và Chương trình đào tạo hệ kỹ sư (ngành thí điểm) Công nghệ kỹ thuật Xây dựng – Giao thông và đề xuất với Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN triển khai thành lập Bộ môn Công nghệ kỹ thuật Xây dựng-Giao thông trực thuộc trường (như đơn vị độc lập) , tiến tới thành lập Khoa mới của nhà trường trong tương lai. Ngành này bắt đầu tuyển sinh và triển khai đào tạo từ 2017.

Sau gần 30 năm kể từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển đòi hỏi phải đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng như xa lộ, đường sắt, cảng biển, sân bay, và đầu tư vào hỗn hợp năng lượng hiệu quả như các nhà máy thủy điện, chạy than và khí đốt… Trong thập niên vừa qua tổng đầu tư hạ tầng ở Việt Nam đã chiếm bình quân hơn 10% GDP, vượt qua khỏi các nền kinh tế Đông Á vốn nổi tiếng về mức đầu tư cơ sở hạ tầng cao. Kết quả từ tỉ lệ đầu tư cao của Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng quy mô và khối lượng cơ sở hạ tầng, góp phần vào sự thành công về tăng trưởng và phát triển của đất nước.

Qua đó trong 2 thập kỷ đã qua, Việt Nam có rất nhiều những công trình xây dựng và giao thông hiện đại phục vụ phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng của người dân. Ở khu vực phía bắc các công trình xây dựng và giao thông tiêu biểu như hệ thống đường Cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Đại lộ Thăng Long, Đường Vành đai 3 Hà Nội, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài… Các hệ thông giao thông mới này thúc đẩy sự phát triển kinh tế của toàn khu vực cũng như nâng cao sự tiện lợi trong lưu thông hàng hóa và nhu cầu đi lại của người dân giữa Thủ Đô Hà Nội và các vùng lân cận. Tại khu vực phía Nam có rất nhiều hệ thống đường cao tốc tương tự như TPHCM-Long Thành – Dầu Giây, TPHCM – Trung Lương… Một số công trình lớn hiện đang thi công như dự án đường sắt đô thị Hà Nội kocaeli escort và TPHCM. Bên cạnh đó hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước cũng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ tại các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội và TPHCM, cũng như nhiều đập, hồ trữ nước phục vụ nông nghiệp, phòng chống hạn hán và phát điện trong cả nước.

Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển đó, kỹ thuật xây dựng và giao thông của Việt Nam còn có nhiều hạn chế như kỹ thuật công nghệ chính của các công trình nêu trên còn phụ thuộc vào đối tác nước ngoài, phụ trách thi công các hạng mục chính là các đối tác nước ngoài. Tuổi thọ của các công trình kỹ thuật hạ tầng ngắn, nhanh chóng xuống cấp. Đặc biệt, sự phát triển của công trình kỹ thuật hạ tầng của Việt Nam chưa đáp ứng kịp sự phát triển của kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng của người dân ở cả khu vực đô thị và nông thôn, với những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra tại Việt Nam.

Ngoài ra, các đô thị lớn của Việt Nam đặc biệt là Hà Nội và TPHCM đang phải đối mặt với vấn đề dân số tập trung quá đông. Tỷ lệ dân số tập trung cao dẫn đến đô thị trên thế giới hiện đối mặt với rất nhiều vấn đề như : vấn đề giao thông, vấn đề môi trường, vấn đề rác thải, vấn đề ô nhiễm nguồn nước, vấn đề xuống cấp của cơ sở hạ tầng, dễ bị tổn thương trước thiên tai và thảm họa (cháy nhà, bão, lũ lụt…)… Do đó việc phát triển và ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong xây dựng và giao thông để duy trì và phát triển đô thị bền vững là nhu cầu cấp bách.

2_IMG_1445 (2)

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Chính Phủ, nhân lực khối ngành xây dựng sẽ tăng từ 2,9 triệu người năm 2010 lên khoảng 5 triệu vào năm 2015 và khoảng 8-9 triệu người vào năm 2020. Trong đó, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo tăng từ mức 41% năm 2010 lên khoảng 60% năm 2015 và khoảng 65% năm 2020. Bậc sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ cao với khoảng 68,5% năm 2015 và khoảng 68% năm 2020, bậc trung cấp chiếm khoảng 25% năm 2015 và khoảng 24% năm 2020. Nhu cầu nhân lực được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học sẽ tăng dần lên với bậc cao đẳng chiếm khoảng 2% năm 2015 và khoảng 3% năm 2020, bậc đại học và trên đại học chiếm khoảng 4,5% năm 2015 và khoảng 5% năm 2020.

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường Đại học đang thực hiện các chương trình đào tạo cử nhân có liên quan kến kỹ thuật xây dựng và giao thông như trường Đại học Xây dựng, trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, trường Đại học Thủy lợi… Tuy nhiên các trường đại học nêu trên hầu hết chỉ tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực dựa trên các thế mạnh của các trường đó trong từng lĩnh vực chuyên sâu như xây dựng công trình giao thông (ĐH Giao thông), xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp (ĐH Xây dựng)…

GS Nguyễn Đình Đức cho biết: Chương trình kỹ sư Công nghệ kỹ thuật Xây dựng – Giao thông của Trường Đại học công nghệ có tính đặc thù và dựa trên thế mạnh của nhà trường, và có những điểm mới, đặc sắc là:

  • Cung cấp nền tảng kiến thức của cả kỹ thuật và công nghệ ngành kỹ sư giao thông và xây dựng, được cập nhật so với chương trình đào tạo của các trường đại học danh tiếng trên thế giới trong lĩnh vực infrastructure và Civil Engineering là University of Tokyo (Nhật bản) và University of Melbourne (Úc), từ đó kỹ sư ra trường có thể áp dụng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị để giải quyết các vấn đề liên quan đến: giao thông, xây dựng, quy hoạch và quản lý các dự án, duy tu bảo trì các công trình.
  • Phát huy thế mạnh liên ngành của trường ĐHCN là công nghệ thông tin, điện tử và vi cơ điện tử, vật lý kỹ thuật, cơ học kỹ thuật, Vật liệu và Kết cấu tiên tiến trong chương trình đào tạo.
  • Có sự tham gia xây dựng chương trình, tham gia giảng dạy của các chuyên gia từ tất cả các đại học lớn, đầu ngành trong lĩnh vực này trên địa bàn Thủ đô ĐH Giao thông, ĐH Xây dựng, ĐH Thủy lợi, ĐH Việt Nhật và các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài trong lĩnh vực này
  • Tận dụng được quan hệ với chương trình thạc sỹ kỹ thuật của trường Đại học Việt Nhật và các doanh nghiệp của Nhật bản tại Việt nam trong lĩnh vực này.
  • Đặc sắc của chương trình là có những học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức hoàn toàn mới về giao thông và xây dựng gắn với phát triển bền vững, quy hoạch vùng và lãnh thổ bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Tiếp cận khái niệm mới về công trình xanh trong tương lai, trong đó có áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí về công nghệ mới, vật liệu mới, tiết kiệm năng lượng,…
  • Tận dụng được PTN kỹ thuật hạ tầng của VJU (năm 2016-2017) và PTN Vật liệu và kết cấu tiên tiến chống chọi các điều kiện khắc nghiệt của ĐHCN (2017-2018), có điều kiện cho sinh viên thực hành thực tập.

Tháng 12.2016, Giám đốc ĐHQGHN đã phê duyệt và phân bổ 100 chỉ tiêu cho trường ĐHCN tuyển sinh ngành này vào năm 2017.

Tuyển sinh theo nhóm ngành, cùng với ngành Cơ học Kỹ thuật.

IMG_1445

Ảnh trên: GS Nguyễn Đình Đức chủ trì  Seminar về Kỹ thuật Xây dựng tại Trường ĐH Việt Nhật,  Dec 2016

Ảnh dưới: GS Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN), GS Kato (ĐH Tokyo) và các đồng nghiệp Việt Nam – Nhật Bản trong ngành Xây dựng – Giao thông

Posted in Tin tức and tagged , , , , , , , , , , , .