Mổ xẻ nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam

TPO – Thời gian vừa qua, chất lượng đào tạo tiến sĩ là một trong những đề tài nóng trong dư luận xã hội.

Nhiều ý kiến chưa tin tưởng vào chất lượng đào tạo tiến sĩ hiện nay do: đề tài nghiên cứu không xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, kết quả nghiên cứu không có điểm mới, chất lượng nghiên cứu sinh không đồng đều, một số cơ sở đào tạo tiến sĩ buông lỏng trong quản lý đào tạo tiến sĩ…

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ GD&ĐT cần có biện pháp tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục ở các cấp, đặc biệt là giáo dục đại học và sau đại học, chấn chỉnh việc đào tạo tiến sĩ.

Vấn đề đặt ra là thực trạng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam hiện nay ra sao; cần có những giải pháp như thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế?. erotik film izle

Để trả lời câu hỏi đó, hôm nay (10/11), Bộ GD&ĐT đã tổ chức tọa đàm nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ với các khách mời là GS. Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, GS.Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, GS. Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, bà Vũ Lan Anh, phó hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội. các vấn đề liên quan đến đào tạo tiến sĩ được trao đổi thẳng thắn, cởi mở từ các nhà quản lý, các chuyên gia và các cơ sở đào tạo tại buổi tọa đàm.

Theo  GS.Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT,  có ba nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiến sĩ. Thứ nhất là do  chính bản thân thí sinh không xác định được mục tiêu nghiên cứu.  Thứ hai là người hướng dẫn phải hướng dẫn quá đông nghiên cứu sinh và thứ ba là tại các cơ sở đào tạo tiến sĩ. “Có rất nhiều cơ sở đào tạo nghiêm túc, đúng chất lượng. Nhưng vẫn có những cơ sở đào tạo còn xuê xoa, du di nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo” – thứ trưởng Ga nói.

Còn theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đồng ý với quan điểm của thứ trưởng Bùi Văn Ga. Tuy nhiên  GS.Đức có bổ sung thêm một nguyên nhân nữa là chất lượng đầu vào.  Đầu vào ngày xưa 30 thí sinh thi chỉ chọn 2. Thứ hai là trong quá trình đào tạo có những kỳ thi rất quan trọng. Thứ ba, khi trao bằng tiến sĩ, hội đồng đó thấy nghiên cứu sinh  đó có xứng đáng nhận không. “Như vậy, có khi 5 năm nghiên cứu sinh mới có bằng hoặc 7 năm mới có bằng” – GS. Đức chia sẻ.

Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo Tiến sĩ, theo thứ trưởng Bùi Văn Ga, trong điều kiện kinh tế của Việt Nam thì không nên đầu tư dàn trải. Do đó, số lượng tiến sĩ chưa cần nhiều nhưng phải có chất lượng.

Cũng theo thứ trưởng Bùi Văn Ga, năm 2016 Bộ GD&ĐT xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu đào tạo tiến sĩ. Dữ liệu do các cơ sở đào tạo nhập trực tuyến và gửi kèm báo cáo về Bộ GDĐT. Kết quả rà soát tổng thể các điều kiện đảm bảo chất lượng đang được kiểm tra với sự tham gia của các cơ sở đào tạo. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang yêu cầu các cơ sở đào tạo đối chiếu, kiểm tra lần cuối cùng trước khi tiến hành công bố công khai kết quả rà soát.

Theo Báo điện tử Tiền phong

Posted in Tin tức and tagged , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , .