GS Nguyễn Đình Đức: Nâng chuẩn GS, PGS để loại thói hư danh

 Tuổi trẻ 31.3.2017:  Với hệ thống tiêu chuẩn cũ, chưa từng xét đến tiêu chí công bố quốc tế, nhiều người cho rằng Việt Nam đã không chịu hội nhập và tự cho mình quyền ngoại lệ quá lâu trong đánh giá và công nhận các chức danh khoa học.

Tuy nhiên, thực tế việc xét và công nhận đạt chuẩn cũng như bổ nhiệm chức danh giáo sư (GS) và phó giáo sư (PGS) đã dựa trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của quốc tế và có áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế trong nước.

Không ít GS, PGS được bổ nhiệm thời gian qua rất xứng đáng và không hề thua kém các GS, PGS của nước ngoài. Song phải thừa nhận là mặt bằng chung các tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của Việt Nam còn thấp so với tiêu chuẩn GS, PGS của các nước tiến tiến.

Vì vậy, việc Bộ GD-ĐT, Hội đồng chức danh GS Nhà nước nghiên cứu để đổi mới, nâng cao các tiêu chuẩn với GS, PGS như hiện nay là rất cần thiết và kịp thời.

Bộ GD-ĐT đã có lộ trình áp dụng yêu cầu tiến sĩ phải có công bố quốc tế. Vì vậy, việc yêu cầu có các công bố quốc tế trên các tạp chí có uy tín với GS, PGS là cần thiết. Đó là một trong những tiêu chí tiên quyết để nâng cao chất lượng đội ngũ người thầy.

Để đạt được các tiêu chí như GS, PGS các nước tiên tiến cũng cần có lộ trình phù hợp. Tuy nhiên, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục miễn nhiệm chức danh GS, PGS đặt yêu cầu đến năm 2019, tùy theo từng nhóm ngành, ứng viên GS phải là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 1-2 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus. Các tiêu chí như vậy còn rất thấp so với chuẩn quốc tế, nên tốt nhất áp dụng luôn từ năm 2017 khi quy định mới chính thức có hiệu lực.

Chúng ta sẽ phải chấp nhận có thể có ngành năm nay, năm sau, vài năm sau không có GS, không có PGS. Song đó chính là động lực mạnh mẽ để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ĐH và là cú hích cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH của Việt Nam. Đây cũng là giải pháp để giảm bớt quy mô đào tạo tiến sĩ, ngăn tình trạng đào tạo tiến sĩ nhiều ào ạt như hiện nay.

Có điều đã đòi hỏi chất lượng theo chuẩn mực quốc tế thì cũng cần sớm có những chính sách đổi mới và phù hợp hơn nữa – theo chuẩn mực quốc tế – trong việc maltepe escort sử dụng và đãi ngộ nhà khoa học. Thông lệ quốc tế từ tiến sĩ đến PGS, từ PGS đến GS là những khoảng cách khá xa về tiêu chí, trình độ, năng lực, cống hiến và cũng khác xa nhau về chế độ đãi ngộ. Trên cơ sở đãi ngộ xứng đáng, đội ngũ trí thức sẽ tự rèn luyện, tự phấn đấu và cũng sẽ tự đào thải koreapills.com.

Có người hỏi tôi nhìn nhận thế nào về việc ở nhiều nước tiên tiến, chức vụ của GS, PGS chỉ liên quan tới trường ĐH, chứ không hề phong danh học hàm cho những người không gắn bó trực tiếp hằng ngày với môi trường giáo dục. Tại sao Việt Nam lại phổ biến việc người làm công tác quản lý bên ngoài cơ sở giáo dục ĐH vẫn mang chức danh GS, PGS?

Theo tôi, đội ngũ trí thức có trình độ cao – nòng cốt là các GS và PGS – là tinh hoa của giáo dục ĐH, không dễ gì ngày một, ngày hai đào tạo được ngay, nên cần được tận dụng tối đa. Ví dụ một GS, PGS ngành luật am hiểu chuyên môn, nhiều kinh nghiệm trong đào tạo và nghề nghiệp được điều chuyển từ trường ĐH lên làm công tác quản lý các cơ quan như Bộ Tư pháp, Quốc hội…, lẽ nào chúng ta lại tước đi danh học hàm GS và PGS, không mời họ giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu sinh?

Một GS, PGS giỏi chuyên môn, đã kinh qua quản lý ở cơ sở đào tạo, nay lên làm quản lý cấp bộ nhưng vẫn tham gia giảng dạy ĐH và sau ĐH là quá tốt. Tuy nhiên, nếu ngược lại chỉ làm quản lý thuần túy, không có trình độ và kiến thức chuyên môn sâu, lại vẫn chuộng hư danh, lấy học hàm GS, PGS cho oai, không thực chất là điều không nên.

Dư luận cho rằng thời gian vừa qua chuẩn GS, PGS thấp có phần có rào cản từ những chuyện như vậy. Do đó, việc nâng cao chuẩn GS, PGS từng bước tiếp cận với chuẩn mực quốc tế sẽ là biện pháp quan trọng để loại bỏ thói hư danh như trên.

GS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC
 (ĐH QUỐC GIA Hà Nội) – NGỌC HÀ ghi

Posted in Tin tức and tagged , , , , , , , , .