26.5.2016. Là một trong 6 chương trình thạc sĩ đầu tiên của Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN, chương trình Kỹ thuật hạ tầng có mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo chuẩn Nhật Bản với sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Vậy chuyên ngành này được đào tạo như thế nào? Có điểm gì khác biệt so với các chương trình đào tạo (CTĐT) về Kỹ thuật hạ tầng hiện nay?
Hiện tại, chương trình thạc sĩ Kỹ thuật hạ tầng của ĐH Việt Nhật đang trong quá trình tuyển sinh và nhận được rất nhiều sự quan tâm. Chúng tôi đã trao đổi với GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức, đồng chủ trì với GS. Kato Hironori từ ĐH Tokyo xây dựng và vận hành chương trình Kỹ thuật hạ tầng tại Trường ĐH Việt Nhật về vấn đề này.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức
Thưa GS.TSKH.Nguyễn Đình Đức, GS có thể giới thiệu tổng quan về chương trình Kỹ thuật hạ tầng của trường ĐH Việt Nhật?
Chương trình đào tạo (CTĐT) thạc sĩ Kỹ thuật hạ tầng được xây dựng dựa trên sự chuyển giao chương trình, kinh nghiệm và công nghệ đào tạo của ĐH Tokyo, một trong những đại học hàng đầu Châu Á. Nội dung CTĐT được cập nhật các công nghệ tiên tiến, trọng tâm vào những lĩnh vực thế mạnh của Nhật Bản như: Thiết kế, thi công, ứng dụng công nghệ hiện đại vào công trình xây dựng, công trình giao thông, cầu, đường; Quy hoạch giao thông, đô thị; Bảo trì và duy tu các dự án cơ sở hạ tầng hướng đến phát triển bền vững; Quản lý các dự án; Ứng dụng vật liệu mới vào lĩnh vực giao thông và xây dựng dân dụng.
Hơn 50% giảng viên giảng dạy đến từ ĐH Tokyo và các đại học danh tiếng khác của Nhật Bản. Chương trình chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành và kinh nghiệm thực tế của học viên qua các hoạt động thí nghiệm/ nghiên cứu tại phòng thí nghiệm hiện đại và kỳ thực tập 3 tháng tại Nhật.
Học phí khóa đầu tiên (2016-2018)của CTĐTlà 3.300 USD (tương đương 75 triệu đồng), chỉ khoảng 1/5 chi phí đào tạo thực tế, 4/5 chi phí còn lại sẽ được tài trợ bởi Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam.
Chính phủ Nhật Bản và trường ĐH Việt Nhật đã quyết định cấp nhiều suất học bổng hỗ trợ học phí toàn phần và bán phần cho học viên chương trình thạc sĩ Kỹ thuật hạ tầng.Tối thiểu 50% số học viên của CTĐT sẽ được cấp học bổng trị giá 5.000 USD cho kỳ thực tập 3 tháng tại Nhật Bản. Thông tin về học bổng và các hỗ trợ khác được đăng tải cụ thể trên Website và Facebook của trường ĐH Việt Nhật. Güvenilir casino siteleri
Thưa GS, chương trình thạc sĩ Kỹ thuật hạ tầng của trường ĐH Việt Nhật so với các CTĐT trong cùng lĩnh vực của các trường ĐH khác có gì khác biệt?
Chương trình thạc sĩ Kỹ thuật hạ tầng của trường ĐH Việt Nhật được xây dựng từ chương trình gốc của ĐH Tokyo, có tích hợp các yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp Nhật Bản, Việt Nam và điểm mạnh của các CTĐT hàng đầu của Việt Nam, thế giới về Kỹ thuật hạ tầng. Chương trình có tính liên ngành cao với việc trang bị cho học viên tầm nhìn rộng của khoa học bền vững bên cạnh các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành. Chịu trách nhiệm xây dựng và giảng dạy chương trình là các GS, chuyên gia đầu ngành của Nhật Bản và Việt Nam.
Điểm khác biệt tiếp theo là phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm. Học viên trong chương trình được khuyến khích phát huy tối đa năng lực bản thân, chủ động tự lựa chọn định hướng nghiên cứu và phát triển chuyên sâu vào lĩnh vực mình quan tâm dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Một điểm khác biệt quan trọng nữa của chương trình là tính thực hành cao, các kiến thức được giảng dạy có thể áp dụng ngay vào thực tế. Các học phần của chương trình đều có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn thông qua các giờ thực hành, thực tập. Güvenilir casino siteleri
Từ các đặc điểm nêu trên, CTĐT thạc sĩ Kỹ thuật hạ tầng tại trường ĐH Việt Nhật có thể đáp ứng được nhiều đối tượng học viên và yêu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Thưa GS, các học viên theo học chương trình này được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Đâu là những điểm mạnh của chương trình?
Nội dung CTĐT bao gồm các khối kiến thức từ cơ sở đến chuyên sâu. Các học phần của khối kiến thứcchung giúp học viên có cái nhìn bao quát của khoa học bền vững về xã hội và môi trường xung quanh. Khối kiến thức cơ sở giúp học viên tích lũy được các kiến thức và kỹ năng cốt lõi liên quan đến các lĩnh vực của Cơ sở hạ tầng (Civil Engineering).Từ những kiến thức nền tảng đó học viên có thể thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu trong các lĩnh vực như kỹ thuật hạ tầng giao thông, kỹ thuật xây dựng đô thị và các công trình đặc biệt, quy hoạch đô thị, quản lý dự án,… và đặc biệt là xây dựng công trình giao thông vận tải (cầu, hầm, đường, quản lý dự án,…) là lĩnh vực hiện được đầu tư và phát triển mạnh tại Việt Nam. Hơn 40% vốn ODA từ Nhật Bản được đầu tư vào lĩnh vực này. Các điểm mạnh của chương trình được liệt kê dưới đây:
Một là sau khi tốt nghiệp, học viên đạt được các kiến thức và kỹ năng tương đương với yêu cầu đầu ra của các CTĐT thạc sĩ trong lĩnh vực Kỹ thuật hạ tầngtại ĐH Tokyo và các đại học Nhật Bản.
Hai là thông qua các học phần thực tập, thực tế và kỳ thực tập 03 tháng, học viên rèn luyện các kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề và có khả năng đề xuất giải pháp về kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực Kỹ thuật hạ tầng. Học viên còn có năng lực tiếp nhận và chuyển giao các kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới từ Nhật Bản và thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Ba là học viên sẽ được học tập trong môi trường quốc tế với giảng viên, học viên Việt Nam, Nhật Bản và quốc tế. Chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh, học viên sẽ thực hiện luận văn dưới sự đồng hướng dẫn của GS Nhật Bản và Việt Nam. Qua đó học viêncó khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo trong giao tiếp và chuyên môn sau khi tốt nghiệp. Ngoài ngôn ngữ học tập và giảng dạy chính là tiếng Anh, học viên được học tập ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản,được tham gia các lớp ngoại khóa đào tạo các kỹ năng mềm.
GS có thể cho biết tình hình đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng ở Việt Nam hiện nay? Triển vọng nghề nghiệp của lĩnh vực này trong thời gian tới vàcơ hội việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp?
Sau gần 30 năm kể từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh đòi hỏi phải đầu tư chiến lược vào Cơ sở hạ tầng như xa lộ, đường sắt, cảng biển, sân bay…; các công trình năng lực phức hợp như các nhà máy thủy điện, chạy than và khí đốt; các công trình đô thị, các công trình trên đất liền và biển, đảo.
Theo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 -2020 của Chính Phủ, nhân lực khối ngành xây dựng sẽ tăng từ 2,9 triệu người năm 2010 lên khoảng 5 triệu vào năm 2015, khoảng 8 – 9 triệu người vào năm 2020. Nhu cầu nhân lực được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học sẽ tăng dần lên với bậc cao đẳng chiếm khoảng 2% năm 2015, khoảng 3% năm 2020, bậc đại học và trên đại học chiếm khoảng 4,5% năm 2015 và khoảng 5% năm 2020.
Để đáp ứng nguồn nhân lực trong lĩnh vực Cơ sở hạ tầng, nhiều trường đại học trong nước đã và đang đào tạo các ngành truyền thống như: Kỹ thuật Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông, Kỹ thuật Xây dựng Công trình Thủy lợi,… và gần đây nhất là ngành Kỹ thuật hạ tầng của trường ĐH Việt Nhật.
Mặc dù đã có nhiều trường đại học đào tạo kỹ sư và các chuyên gia ngành Cơ sở hạ tầng, nhưng có thể nhận định rằng nhu cầu nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng cho lĩnh vực này ở Việt Nam còn rất lớn, thậm chí sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Bên cạnh việc tích lũy được kiến thức và kỹ năng chuyên môn, học viên của chương trình được rèn luyện trong môi trường học tập quốc tế, đa văn hóa. Do đó sau khi tốt nghiệp, học viên thích hợp với nhiều môi trường làm việc khác nhau, có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản.
Những học viên có năng lực nghiên cứu tốt có thể học tiếp các CTĐTtiến sĩtrong và ngoài nước, đặc biệt là có cơ hội nhậnhọc bổng nghiên cứu sinh tại các trường ĐH đối tác Nhật Bản.
Xin trân trọng cám ơn GS!
26.5.2016 Theo Dantri