Khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là then chốt và động lực của sự phát triển, là chìa khóa, “chiếc đũa thần” cho sự phát triển đất nước.
Trong suốt hành trình 76 năm lập quốc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, đội ngũ trí thức Việt Nam đã luôn đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Chặng đường đó đã cho thấy bài học to lớn về vai trò của việc đào tạo và sử dụng nhân tài với giá trị ứng dụng cho cả hiện nay instagram takipçi satın al và mai sau.
Nhân dịp Quốc khánh 2/9, Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có bài viết phân tích về vấn đề này.
“Kiến thiết cần phải có nhân tài”
Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tuyên thệ vì mục tiêu: Độc lập-Tự do-Hạnh phúc. Bản Tuyên ngôn độc lập đã thể hiện trí tuệ và tầm nhìn, đi trước thời đại của một vị lãnh tụ thiên tài.
Tư tưởng vì độc lập tự do cho dân tộc và hạnh phúc của nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soi đường và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ đường lối cách mạng của Đảng và quá trình lịch sử của đất nước. Tư tưởng đó đã làm nên mẫu số chung là tập hợp, đoàn kết toàn dân, đoàn kết mọi tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở trong và ngoài nước để từ đó cộng hưởng sức mạnh của toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đánh đổ phong kiến, thực dân rồi đế quốc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, thống nhất đất nước và xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Cũng chính tư tưởng đó của Người đã cảm hóa và là ngọn cờ để trí thức Việt Nam đi theo Bác, theo Đảng, đồng hành cùng dân tộc, cùng sự nghiệp của cách mạng.
Ngay sau lễ lập quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh “Tìm người tài đức.” Đây được xem như “chiếu cầu hiền” của Chủ tịch nước Việt Nam mới: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài.” Bác đã sử dụng và phát huy những trí thức ưu tú của đất nước gánh vác những trọng trách của quốc gia lúc đó, như Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Văn Tố, Vũ Đình Hòe, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Phan Anh, Tạ Quang Bửu…
Trong lịch sử Việt Nam, trí thức giữ vai trò và vị trí vô cùng quan trọng. Bác Hồ đã từng nói: “Trong các tầng lớp xã hội, người sĩ phu chiếm vị trí hàng đầu.” Bác cũng đã cảm hóa và trọng dụng nhiều trí thức ưu tú khác như Trần Văn Giàu, Nguyễn Xiển, Hồ Đắc Di, Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngũ, Lương Định Của, Phạm Huy Thông, Ngụy Như Kon Tum… đi theo cách mạng, mang tài đức của họ cống hiến hết mình cho sự nghiệp của Đảng và dân tộc.
Tên tuổi của các trí thức lớn của dân tộc cũng đã đi vào lịch sử, được vinh danh và sống mãi, thậm chí còn được gắn với những con đường, ngõ phố thân quen của Việt Nam.
Nhân lực chất lượng cao là động lực của phát triển
Trong bối cảnh cách mạnh công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra như vũ bão trên toàn cầu; từng ngày, từng giờ, những thành tựu của khoa học công nghệ đang làm cho thế giới thay đổi và phát triển nhanh chưa từng có thì nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển ngày nay không còn là nguồn tài nguyên mà chính là nguồn lực con người. Ai có trong tay nhân tài, sẽ vượt qua được sự canh tranh và bứt phá vươn lên.
Chất xám và trí tuệ của trí thức sẽ trở thành công cụ sản xuất. Không chỉ con người, mà người máy với trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành “công nhân” trong thời đại mới. Khái niệm “lực lượng sản xuất” do đó cũng thay đổi. Đội ngũ trí thức, vừa là người “công nhân” trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhưng cũng chính là những người nắm trong tay lực lượng sản xuất trong thời đại mới.
Triết học cần phải phát triển và phải có sự nghiên cứu thấu đáo những đổi thay này để phát hiện những khái niệm mới, những quy luật mới trong sự vận động và phát triển biện chứng của hình thái kinh tế-xã hội mới trong bối cảnh mới.
Nhật Bản đã và đang xây dựng một xã hội 5.0 nhằm mục tiêu kiến thiết một thượng tầng kiến trúc – thực chất là hướng tới một quan hệ sản xuất và cấu trúc xã hội mới, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là then chốt và động lực của sự phát triển. Đây chính là chìa khóa, là “chiếc đũa thần” để dân tộc Việt Nam có thể nắm bắt được những cơ hội nhảy vọt, làm cho đất nước ta được sánh ngang với các cường quốc năm châu.
Sứ mệnh này thuộc về đội ngũ trí thức trẻ Việt Nam. Bác Hồ cũng đã từng khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc ta. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế.”
Tôi rất tin tưởng và hy vọng vào các bạn trẻ, các học trò – tương lai của đất nước sẽ luôn mang trong mình hoài bão và lòng nhiệt tình, trách nhiệm, miệt mài học tập, trau dồi rèn luyện tâm, đức, trí, thể lực và sáng tạo – sẽ khẳng định được niềm tin của xã hội với trí thức, tiếp bước cha anh, gánh vác trọng trách non sông, đóng góp thật xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chấn hưng đất nước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và trí thức sẽ vẫn còn sáng mãi. Khí thế hào hùng và nhiệt huyết của một dân tộc – tinh thần ngày 2/9 năm nào, vẫn còn âm vang mãi đến ngày nay và mai sau./.