GS Nguyễn Đình Đức: Triết lý của một mô hình đào tạo tiên tiến

(GDVN) – “Nghiên cứu khoa học để tiếp cận đỉnh cao của trí thức, đào tạo nguồn nhân lực, từ đó quay trở lại phục vụ đào tạo”.

Đây là triết lý được ĐHQGHN cụ thể hóa trong quá trình đào tạo sinh viên, đặc biệt là sinh viên diện tài năng.Tiếp tục mạch bài đã được Tòa soạn giới thiệu, GS. Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo (Đại học và Sau đại học) chia sẻ thêm thông tin về quá trình đào tạo sinh viên tài năng của ĐHQGHN, đây được xem như là quá trình để cho ra những sản phẩm đào tạo chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực trong công cuộc hiện đại học, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Hiện nay (đến tháng 1/2015) toàn ĐHQGHN đang tổ chức đào tạo 36 ngành đại học (4 ngành đào tạo tài năng; 22 ngành chất lượng cao; 3 ngành đào tạo tiên tiến; 7 ngành đào tạo chuẩn quốc tế) và 8 chuyên ngành sau đại học đạt chuẩn quốc tế. Số sinh viên hiện nay đang theo học các chương trình đào tạo đặc biệt là 3.196, chiếm 13,8 % tổng số sinh viên đại học chính quy toàn ĐHQGHN.

Mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến

ĐHQGHN đã tập hợp được đội ngũ các thầy, cô giáo giỏi, các nhà khoa học có uy tín, có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm giảng dạy và tâm huyết trong và ngoài ĐHQGHN (kể cả các chuyên gia nước ngoài) tham gia vào đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao, chương trình tiên tiến, nhiệm vụ chiến lược. Piabet

Một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới, từng đạt giải Nobel đã đến thăm, gặp gỡ, trao đổi với sinh viên các khóa đào tạo cử nhân khoa học tài năng của Trường ĐHKHTN như: GS. James W. Cronin (Nobel 1980); GS. Klaus Von Klitzing (Nobel 1985); GS. Norman Ramsay (Nobel 1989); GS. Jerome Friedman (Nobel 1990); các giáo viên người nước ngoài dạy ngoại ngữ cho các lớp tài năng; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Ngoại ngữ mời một số giáo sư nước ngoài tham gia giảng dạy, Trường ĐH Công nghệ mời một số giáo sư Việt kiều về giảng dạy và quản lý bộ môn… Kamagra jel

Quy mô đào tạo Đại học chính quy của ĐHQGHN tính đến 1.2015

table

Triết lý của ĐHQGHN là đào tạo chất lượng cao, trình độ cao phải gắn với nghiên cứu, thông qua nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học để tiếp cận đỉnh cao của trí thức, đào tạo nguồn nhân lực, từ đó quay trở lại phục vụ đào tạo. Việc đào tạo và trưởng thành của mỗi cá nhân và nhà khoa học được hình thành và tôi luyện trong các nhóm nghiên cứu, các trường phái học thuật. istanbul escort

Bên cạnh nguồn nhân lực tham gia trực tiếp đào tạo, công tác giáo trình, bài giảng được quan tâm đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Nhiều môn học đã sử dụng giáo trình dịch hoặc nguyên bản bằng tiếng nước ngoài.

Triết lý của ĐHQGHN là đào tạo chất lượng cao, trình độ cao phải gắn với nghiên cứu, thông qua nghiên cứu.

Trong quá trình triển khai đào tạo các hệ đặc biệt, ĐHQGHN đã đầu tư được hệ thống trên 80 phòng thí nghiệm chuyên ngành hiện đại, hơn 60 phòng học chuẩn, hàng trăm nghìn học liệu, cử hàng nghìn lượt cán bộ, giảng viên của ĐHQGHN đi trao đổi hợp tác với nước ngoài, thiết lập hợp tác với nhiều địa phương, doanh nghiệp lớn trên địa bàn cả nước cũng như hợp tác với trên 140 cơ sở giáo dục đào tạo có uy tín trên thế giới.Các cơ sở học liệu dùng cho sinh viên ngoại ngữ và môn học ngoại ngữ chuyên ngành khá đầy đủ. ĐHQGHN đã dành kinh phí khá lớn cho việc mua các sách, tạp chí khoa học, tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài, ưu tiên đặc biệt cho các ngành tham gia đào tạo tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, nhiệm vụ chiến lược.

Phần lớn các môn học nâng cao đều được dạy theo phương pháp tích cực ở những mức độ khác nhau, có sử dụng các phương tiện hiện đại hỗ trợ, kết hợp giảng lý thuyết, xemina, thảo luận, thực hành.

Một số đơn vị đào tạo đã chú ý đến việc tổ chức dạy một số môn học của chương trình chất lượng cao bằng tiếng nước ngoài. Với các chương trình tài năng, khuyến khích năm cuối xemina, học chuyên đề bằng tiếng Anh.

Các chương trình chuẩn quốc tế (tiên tiến, nhiệm vụ chiến lược) được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh (ngoại trừ một số chương trình thuộc xã hội nhân văn chỉ yêu cầu khoảng 50% số môn học trong chương trình đào tạo giảng dạy bằng tiếng Anh). Luận văn, luận án và bảo vệ luận văn luận án của các chương trình này thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Anh.

ĐHQGHN phát triển theo định hướng mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến.nghiên cứu khoa học luôn gắn kết chặt chẽ với đào tạo. Vì vậy tất cả sinh viên những chương trình tài năng, chất lượng cao, chương trình tiên tiến, chương trình nhiệm vụ chiến lược đều tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ những năm đầu.

Trong quá trình tổ chức đào tạo, ĐHQGHN luôn đặc biệt quan tâm đến các điều kiện đảm bảo chất lượng như: chất lượng đầu vào (tuyển sinh), tổ chức và quản lý đào tạo, cơ sở vật chất…, ĐHQGHN đã thực hiện một số phương  thức mới, hiện đại để phát hiện và tuyển chọn được các học sinh giỏi trong cả nước vào học chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng các ngành Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học.

Hàng năm, trung bình ĐHQGHN tuyển chọn từ 60 đến 80 sinh viên vào học các chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng. Các sinh viên được tuyển chọn vào học chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng hầu hết đã đạt giỏi trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12, Olympic quốc tế hoặc là học sinh xuất sắc của các trường trung học phổ thông. Hiếm có lớp sinh viên có chất lượng tuyển sinh đầu vào cao như vậy trong các trường đại học của Việt Nam.

Đào tạo nhưng phải có nghiên cứu

Đào tạo tài năng, chất lượng cao và chuẩn quốc tế nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học tài năng và đưa chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế là một chủ trương đúng, là sứ mạng, chức năng và mục tiêu của ĐHQGHN, phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước, xu thế hội nhập quốc tế và  sự phát triển của thời đại.

Nhưng muốn làm tốt trước hết cần có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo từ tuyển sinh, lựa chọn chất lượng đầu vào; chuẩn bị đội ngũ giảng viên; thiết kế chương trình phù hợp, tiên tiến, hiện đại; sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí phù hợp vàđặc biệt là sự chín muồi về đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành, tài năng và tâm huyết, cũng như sự thống nhất trong tư tưởng, chỉ đạo và hành động từ các cấp lãnh đạo và sự nhất trí cao của cán bộ giảng dạy, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh thì mới thành công.

Bài học lớn nhất trong quá trình triển khai đào tạo nhân tài là cần gắn đào tạo phải gắn với nghiên cứu. Không chỉ cung cấp kiến thức, kỹ năng, mà cần trang bị và rèn luyện cho người học phương pháp tư duy, phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề vừa sâu, rộng lại hiện đại; tạo được môi trường tự do học thuật và sáng tạo, đồng thời phải trang bị các kỹ năng và quan trọng nhất là chú trọng phát triển tầm nhìn cho người học.

Trong cơ chế chính sách triển khai đào tạo tài năng không áp dụng máy móc theo khuôn mẫu của nước ngoài, cần xuất phát từ thực tiễn kết hợp với đổi mới tư duy.
Phải ưu tiên tập trung đầu tư các nguồn lực cho đào tạo tài năng. Mạnh dạn đề xuất và áp dụng những quy định cũng như chế độ, chính sách đặc biệt, cũng như thay đổi sát với tình hình thực tế.

Cần nghiên cứu, kế thừa và phát huy kinh nghiệm đào tạo tài năng của Việt Nam và các nước để thiết kế và triển khai thí điểm thành công những mô hình đào tạo phù hợp với hoàn cảnh thực tế rồi mới nhân rộng ra.

Từ các chương trình chuẩn quốc tế, từng bước mở rộng lên xây dựng từng ngành, từng khoa đạt chuẩn quốc tế là bước đi khả thi và phù hợp.

Các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, vừa là phương thức thể hiện, vừa là biểu hiện và kết quả của triết lý, mục tiêu và hành động của ĐHQGHN trong việc đào tạo tinh hoa, thông qua hoạt động giảng dạy và nghiên cứu để phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài.

Với truyền thống hơn 100 năm xây dựng và trưởng thành, tiền thân từ đại học Đông Dương, ĐHQGHN luôn là biểu tượng của văn hóa và trí tuệ Việt Nam.

Không phải ngẫu nhiên cựu sinh viên của Đại học Tổng hợp trước kia (nay là ĐHQGHN) lại có những con người như Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Bí Thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, những nhà khoa học xuất chúng như GS.Ngô Bảo Châu, GS.Đàm Thanh Sơn (đều là cựu học sinh chuyên toán của ĐH Tổng hợp Hà Nội), những tên tuổi anh hùng đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc như liệt sỹ Lê Anh Xuân, liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc,…

Đào tạo nhân tài vừa là truyền thống, là niềm tự hào, lại vừa là trách nhiệm và sứ mạng của ĐHQGHN, được thấm nhuần, kế thừa, tiếp thu và vun đắp qua nhiều thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên của ĐHQGHN, và là nhân tố quan trọng nhất làm nên vị thế và uy tín của ĐHQGHN.

Đến nay, các chương trình đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, nhiêm vụ chiến lượcđã được triển khai thành công ở 32 ngành học của tất cả các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN.

Đây có thể xem là những “đặc sản”, đặc sắc trong đào tạo của ĐHQGHN, đãcùng hoạt động đào tạo nói chung, cũng như cùng các hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, góp phần quan trọng đưa ĐHQGHN lọt vào tốp 170 các đại học hàng đầu của Châu Á trong bảng xếp hạng QS năm 2014.

Posted in Tin tức and tagged , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , .