Trong không khí hân hoan của những ngày đầu năm học mới 2018-2019, , ĐHQGHN vui mừng chào đón 300 đại biểu với 200 báo cáo khoa học của các nhà khoa học đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Việt Nam, với hơn 80 đại biểu là người nước ngoài, trong đó có 3 báo cáo toàn thể (Plenary speaker), 39 báo cáo mời (Invited speaker), 39 báo cáo miệng (Oral) và 115 báo cáo Poster.
Hội nghị ACCMS là hội nghị lớn, được tổ chức luôn phiên ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Malaysia,…và lần này vinh dự được tổ chức tại ĐHQGHN.
Hội nghị đăng ký đại biểu từ chiều 07.9.2018,
Khai mạc sáng 8g30 sáng ngày thứ bảy, 8.9.2018 tại tòa nhà Sunwa, ĐHQGHN
144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội,
Và diễn ra trong 2 ngày 08 và 09 tháng 9 năm 2018.
Thông tin chi tiết về Hội nghị: http://accms2018.uet.vnu.edu.vn/
Chủ đề báo cáo không chỉ giới hạn trong mô hình hóa và mô phỏng đa tỷ lệ (Multi-scale modeling and simulations) (chiếm tỉ lệ 20%), mà còn mở rộng sang các vật liệu cấu trúc nano (Nanostructure materials, tỉ lệ 15%), các vật liệu sử dụng cho chuyển đổi và dự trữ năng lượng (Materials for energy storage and conversion, tỉ lệ, 15%), Advanced composite and functional-graded materials and structures 20%) và một số lĩnh vực khác với tỉ lệ nhỏ hơn. Chất lượng các báo cáo được đánh giá sơ bộ thông qua các abstract là khá cao, với các nghiên cứu mang tính thời sự và khả năng ứng dụng cao. gmail satin al
Điểm mới của hội nghị lần này là đã xuất hiện những nghiên cứu mới liên quan đến mô phỏng và ứng dụng các vật liệu thông minh, có cơ lý tính biến đổi, không chỉ tính toán trong vật liệu mả cả trong tính toán cho kết cấu, nghiên cứu độ bền, ổn định, các ứng xử tĩnh và động lực học,…Các báo cáo của hội nghị sẽ được xem xét xuất bản trên các chuyên san đặc biệt của các tạp chí quốc tế ISI uy tín. Đặc biệt là sự có mặt của hơn 40 báo cáo mời của các giáo sư nổi tiếng trên thế giới. Điều này cho thấy sức thu hút và uy tín của hội nghị cũng như uy tín của các nhà khoa học Việt Nam với cộng đồng khoa học quốc tế.
Hội nghị này đặc biệt có ý nghĩa với Việt Nam. Các nhà khoa học của Việt Nam có cơ hội hiếm có để tiếp xúc, gặp gỡ và trao đổi với các nhà khoa học hàng đầu của thế giới. Qua đó góp phần thúc đẩy các hướng nghiên cứu mới, hiện đại không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên thế giới.
Thay mặt Ban tổ chức Hội nghị và các nhà khoa học Việt Nam, tôi xin chân thành cảm ơn GS Kawazoe và cộng đồng quốc tế đã dành vinh dự tổ chức hội nghị này cho Việt Nam, cho ĐHQGHN. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ, giúp đỡ của lãnh đạo Trường ĐH Công nghệ, Lãnh đạo ĐHQGHN, Quỹ Phát triển KHCN quốc gia NAFOSTED, Bộ KHCN; Quỹ Nghiên cứu Châu Á của ĐHQGHN; Cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Việt Nhật, và đặc biệt cảm ơn sự tích cực tham gia và hưởng ứng của 300 nhà khoa học trên toàn thế giới.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy/cô, các nhà khoa học trong Ban Tổ chức và Ban thư ký đã vất vả trong cả năm qua chuẩn bị tích cực và chu đáo cho Hội nghị này; xin cảm ơn Ban Quản lý tòa nhà Sunwa của Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN đã ủng hộ và hỗ trợ cao nhất, cảm ơn các bạn sinh viên – tình nguyện viên của Trường ĐH Công nghệ đã nhiệt tình tham gia và sẵn sàng hỗ trợ Ban Tổ chức.
Chúc hội nghị thành công tốt đẹp. Chúc các quý vị đại biểu sẽ có những ngày thật vui và đầy ý nghĩa tại Hà Nội.
Trân trọng thông báo và kính mời quý thầy/cô, các bạn đồng nghiệp, các em NCS biết, tham gia Hội nghị.
Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐHQGHN